CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
 

I - Vị trí - Chức năng của Sở Y tế:

Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Sở Y tế (gọi tắt là Sở) chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

 

II - Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế:

 

1.    Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phân cấp của Bộ Y tế.
2.    Trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch phát triển ngành của Bộ Y tế.
3.    Trình UBND tỉnh việc phân công, phân cấp hoặc ủy quyền quản lý công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đối với UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là huyện) và các đơn vị sự nghiệp y tế theo quy định của pháp luật.
4.    Trình UBND tỉnh quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh, mạng lưới Y tế dự phòng để Chủ tịch UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển ngành Y tế.
5.    Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án Y tế đã được phê duyệt; công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
6.    Về Y tế dự phòng:
6.1. Trình UBND tỉnh quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh tại địa phương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
6.2. Quyết định những biện pháp để điều tra, phát hiện và xử lý dịch, thực hiện báo cáo dịch theo quy định. Trường hợp phải huy động các nguồn lực để dập tắt dịch vượt quá thẩm quyền phải trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, tai nạn thương tích và thiên tai thảm họa ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân xảy ra trên địa bàn tỉnh.
6.3. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động về sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, sức khỏe lao động, vệ sinh nguồn nước ăn uống, quản lý bệnh nghề nghiệp và dinh dưỡng cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
6.4. Làm thường trực về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS của Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và các loại tệ nạn xã hội khác.
 

 III - Chức năng của các phòng ban thuộc Sở:

1. Phòng Kế hoạch tài chính: Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch, thống kê tin học Y tế và tài chính kế toán trong ngành Y tế.

 

2. Phòng Tổ chức cán bộ: Tham mưu, tổng hợp, đề xuất và tổ chức thực hiện lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách, thi đua khen thưởng và bảo vệ chính trị nội bộ ngành Y tế.

3. Phòng Nghiệp vụ Y: Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác chuyên môn nghiệp vụ Y và phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành Y tế.

4. Phòng Nghiệp vụ Dước: Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác chuyên môn nghiệp vụ Dược, tham mưu và trực tiếp giúp Giám đốc Sở Y tế, lãnh đạo các đơn vị duy trì nề nếp công tác Dược trong địa bàn tỉnh.

5. Phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân: Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình; là thường trực Hội đồng tư vấn hành nghề y, dược tư nhân tỉnh; tham mưu quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn Hội những người hành nghề y, dược tư nhân.

6.Phòng Thanh tra: Bám sát chương trình thanh tra của thanh tra cấp trên và Giám đốc Sở giao, tổ chức các cuộc thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính có trọng tâm, trọng điểm. Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế duy trì nề nếp công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân góp phần tích cực vào việc ổn định trọng ngành Y tế.

7. Văn phòng Sở Y tế: Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư lưu trữ, công tác cải cách hành chính, công tác pháp chế và chịu trách nhiệm đảm bảo công tác hành chính, nội vụ cho cơ quan Sở Y tế.